Mô tả Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử

 

Ngành đào tạo:          Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử  

Mã ngành:                    7510203

Tên Tiếng Anh:         Mechatronics Engineering

Trình độ đào tạo:       Đại học

Loại hình đào tạo:      Chính quy

Hình thức đào tạo:     Tập trung

1.   Mô tả về chương trình đào tạo

1.1. Giới thiệu về chương trình đào tạo

1.2. Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình đào tạo

Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử

Mã ngành đào tạo

7510203

Trường cấp bằng

Trường Đại học Hải Phòng

Tên gọi văn bằng

Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử

Trình độ đào tạo

Đại học

Số tín chỉ yêu cầu

153 tín chỉ

(Chưa bao gồm khối lượng kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Khoa quản lý

Khoa Điện Cơ

Hình thức đào tạo

Chính quy

Thời gian đào tạo

4 năm

Đối tượng tuyển sinh

Theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thang điểm đánh giá

Thực hiện theo Quyết định số 3318/QĐ-ĐHHP ngày 06/10/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng về việc ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Hải Phòng.

Điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quyết định số 3318/QĐ-ĐHHP ngày 06/10/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng về việc ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Hải Phòng.

Vị trí việc làm

 

Khả năng học tập nâng cao trình độ

Các bậc học cao hơn cùng chuyên ngành hoặc chuyên ngành gần.

Chương trình tham khảo khi mô tả

Năm 2019

Thời điểm cập nhật mô tả

Tháng 5/2023

1.3. Mục tiêu của chương trình đào tạo

1.3.1. Mục tiêu chung

    Chương trình đào tạo Đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (Cơ điện tử) đào tạo kỹ sư Cơ điện tử có tư duy, kiến thức, đạo đức và các kỹ năng cơ bản đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp trong lĩnh vực Cơ khí, Cơ điện tử.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử có thể đảm nhận vị trí kỹ sư thiết kế, quản lý sản xuất, kiểm định chất lượng tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí và lĩnh vực liên quan; Có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe để đáp ứng công việc, có khả năng nghiên cứu và học tập suốt đời..

1.3.2. Mục tiêu cụ thể

- M1: Hiểu về  khoa học cơ bản, lý luận chính trị, pháp luật đại cương và an ninh quốc phòng; Có sức khoẻ để học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc.

- M2: Có kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tế đủ để làm chủ về lĩnh vực Kỹ thuật Cơ điện tử

- M3: Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp để thu thập dữ liệu, đánh giá dữ liệu trong sản xuất và nghiên cứu.

- M4: Có khả năng vận dụng kiến thức sáng tạo để giải quyết các vấn đề về Cơ điện tử trong thực tế sản xuất.

          - M5: Có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức công việc, làm việc nhóm và hội nhập Quốc tế; Có khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả công việc.

1.4. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

1.4.1. Kiến thức ( Kiến thức cơ bản, Kiến thức nghề nghiệp)

- C1: Hiểu cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật đại cương, quốc phòng an ninh; rèn luyện thể thao để có sức khỏe tốt học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc

- C2: Hiểu kiến thức về toán và khoa học cơ bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật

- C3: Hiểu kiến thức về thiết kế máy; hệ thống cơ điện tử; lập trình điều khiển; tự động, điện, điện tử ứng dụng trong công nghiệp.

- C4: Phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực kỹ thuật Cơ điện tử.

- C5: Cải tiến, nâng cấp máy và các hệ thống tự động trong công nghiệp.

- C6: Vận dụng sáng tạo kiến thức để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, học tập suốt đời.

1.4.2. Kỹ năng (Kỹ năng cơ bản, Kỹ năng nghề nghiệp)

- C7: Đọc, vẽ thành thạo các bản vẽ kỹ thuật đáp ứng công việc.

- C8: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin truyền thông ngày 11/3/2014; Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6  theo khung năng lực  ngoại ngữ Việt Nam. Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học phục vụ công việc.

- C9: Có kỹ năng phản biện, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ điện tử.

- C10: Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

1.4.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm (Đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội)

- C11: Có tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- C12: Có đạo đức, sẵn sàng tham gia các hoạt động cộng đồng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

1.5. Ma trận giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

 

 

Sứ mạng

Mục tiêu cụ thể

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

C10

C11

C12

Trường ĐHHP là cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng yêu cầu của thị trường lao động; là trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

M1: Hiểu về khoa học cơ bản, lý luận chính trị, pháp luật đại cương và an ninh quốc phòng; Có sức khoẻ để học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc;

x

x

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

M2: Nắm vững các kiến thức chuyên môn trong Kỹ thuật cơ khí và lĩnh vực liên quan; Phân tích, tổng hợp, thu thập, đánh giá dữ liệu trong quản lý sản xuất Cơ khí.

 

x

x

x

 

 

 

 

 

 

x

 

M3: Vận dụng các kiến thức chuyên môn một cách sáng tạo để đề xuất và giải quyết các vấn đề của Kỹ sư Cơ khí trong thực tế sản xuất, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và học tập ở bậc cao hơn;

 

 

x

x

x

x

 

 

x

x

x

 

M4: Thành thạo các kỹ năng chuyên môn trong Kỹ thuật cơ khí và lĩnh vực liên quan; Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức, làm việc nhóm và hội nhập quốc tế;

 

 

 

 

x

x

 

 

 

 

x

 

M5: Có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; Có tinh thần khởi nghiệp và kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí.

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

1.6. Phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá

1.6.1. Phương pháp giảng dạy:

- Thuyết trình

- Phát vấn

- Làm việc nhóm

- Phỏng vấn nhanh

-Thảo luận

- Dự án

- Chuyên gia

- Hướng dẫn SV tự học…..

1.6.2. Phương pháp đánh giá

1.6.2.1.Thang điểm đánh giá: 10

1.6.2.2. Hình thức, tiêu chí đánh giá và trọng số điểm:

TT

Hình thức đánh giá

Tiêu chí đánh giá

Trọng số

1

Chuyên cần

SV đi học đầy đủ đúng giờ, trên lớp chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, hăng hái xây dựng bài, hoàn thành đầy đủ các bài tập tự học

20%

2

Quá trình

- SV làm 01 bài kiểm tra điều kiện theo lịch trình giảng dạy

- SV làm các bài tập thảo luận nhóm, lớp

30%

3

Cuối kỳ

Sinh viên làm bài thi học phần cuối kỳ

50%

2. Mô tả chương trình dạy học:

2.1.Cấu trúc chương trình dạy học

TT

Khối kiến thức

Số tín chỉ

Bắt buộc

Tự chọn

1

Khối kiến thức giáo dục đại cương

32

0

2

Khối kiến thức cơ sở ngành, khối ngành

30

7

3

Khối kiến thức ngành, chuyên ngành

26 + 30

7 + 7

4

Thực tập, Khóa luận/ Đồ án tốt nghiệp

14

0

Tổng

132

21

153

 

2.2. Danh sách các học phần

Số TT

Mã học phần

Học phần

Số tín chỉ

 

Học phần
tiên quyết

(theo mã)

Học kỳ dự kiến

 

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

 

 

Lý luận chính trị

13

 

 

1.                1

POL701

Triết học Mác - Lênin

3

 

 

1

2.                2

POL702

Kinh tế chính trị - Mác Lênin

2

POL701

2

3.                3

POL703

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

POL702

3

4.                4

POL704

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

POL703

4

5.                5

POL705

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

2

POL704

5

6.                6

POL706

Pháp luật đại cương

2

 

4

 

Khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội nhân văn

11

 

 

7.                6

MAS702

Toán cao cấp A1

2

 

1

8.                7

MAS703

Toán cao cấp A2

2

MAS702

2

9.                8

MAS707

Xác suất thống kê

2

MAS703

3

10.            9

INF701

Tin học cơ sở

3

 

1

11.             

MAS706

Vật lý đại cương

2

 

1

 

Ngoại ngữ

8

 

 

12.             

FOR701

Tiếng Anh cơ sở 1

4

 

1

13.             

FOR702

Tiếng Anh cơ sở 2

4

FOR701

2

 

Các môn học lấy chứng chỉ/chứng nhận

 

 

 

14.             

PHY701

Giáo dục Thể chất 1*

1

 

1

15.             

PHY702

Giáo dục Thể chất 2*

2

 

2

16.             

PHY703

Giáo dục Thể chất 3*

2

 

3

17.             

DSE701

Giáo dục Quốc phòng* 

11

 

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

121

 

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

37

 

 

 

Bắt buộc

30

 

 

18.             

MEE701

Đồ họa kỹ thuật 1 (BTL)

3

 

1

19.             

MEE702

Đồ họa kỹ thuật trên máy tính

2

MEE701

3

20.             

MEE703

Đồ họa kỹ thuật 2 (BTL)

2

MEE701

2

21.             

MEE704

Cơ học kỹ thuật (BTL)

4

MAS706

2

22.             

MEE705

Sức bền vật liệu 1 (BTL)

3

MEE704

3

23.             

MEE706

Sức bền vật liệu 2 ( BTL)

3

MEE705

4

24.             

MCE704

Nhập môn ngành Cơ điện tử

2

 

1

25.             

MCE705

Thực tập xưởng

4

 

4

26.             

INF702

Kỹ thuật lập trình trong CĐT

2

 

4

27.             

MEE707

Nguyên lý máy (BTL)

3

MEE704

3

28.             

MEE708

An toàn lao động

2

 

2

 

Tự chọn

7/14

 

 

29.             

MEE709

Vật liệu kỹ thuật

3

 

3

30.             

MCE706

Cơ khí đại cương

2

 

 2

31.             

ELE736

Kỹ thuật điện

2

MAS706

2

32.             

MEE710

Kỹ thuật nhiệt

2

 

 3

33.             

MEE711

Dao động kỹ thuật

3

 

 3

34.             

MEE712

Cơ học chất lỏng

2

 

2

 

Kiến thức ngành

33

 

 

 

Bắt buộc

26

 

 

35.             

MEE713

Chi tiết máy

4

MEE707

4

36.             

MEE714

Đồ án chi tiết máy

2

MEE713

5

37.             

MEE715

Dung sai và kĩ thuật đo (BTL)

3

MEE703

4

38.             

ELE737

Điện tử tương tự và số

3

 

3

39.             

ELE738

Kỹ thuật Vi Điều Khiển (BTL)

3

INF702

5

40.             

MCE707

Cảm biến đo lường và xử lý tín hiệu (BTL)

3

 

5

41.             

MCE708

Công nghệ chế tạo máy

4

MEE713

5

42.             

MEE716

Thực hành cơ bản

2

MEE713

MEE715

4

43.             

MCE709

Thực hành CĐT1

2

MEE713

5

 

Tự chọn

7/14

 

 

44.             

MEE717

Kỹ thuật điều khiển tự động

3

MAS703

3

45.             

MCE710

Dụng cụ cắt (BTL)

3

MEE713

5

46.             

MCE711

Ứng dụng IOT

2

 

7

47.             

MEE718

Kỹ thuật sản xuất

2

MCE708

5

48.             

MAE715

Công nghệ hàn

2

 

3

49.             

FOR714

Tiếng Anh chuyên ngành

2

FOR702

5

 

Kiến thức chuyên ngành

37

 

 

 

 Bắt buộc

30

 

 

50.             

MEE719

Robot Công nghiệp (BTL)

3

MEE713

6

51.             

MCE712

Tự động hóa thủy khí trong máy (BTL)

2

 

5

52.             

MCE713

PLC và mạng truyền thông công nghiệp (BTL)

3

 

6

53.             

MCE714

Máy công cụ (BTL)

3

MEE707

6

54.             

MEE725

Tự động hóa quá trình sản xuất

3

MEE717

7

55.             

MCE715

Hệ thống cơ - điện tử

3

 

6

56.             

MCE716

Đồ án cơ - điện tử

2

MCE715

7

57.             

MCE717

Thực hành  CĐT2

2

ELE738

MCE707

6

58.             

MCE718

Thực hành  CĐT3

2

MCE717

7

59.             

MEE720

Trang bị điện - điện tử trong máy công nghiệp

3

ELE737

MCE714

 

7

60.             

MEE721

CAD/CAM/CNC  (BTL)

4

 

7

 

Tự chọn

7/14

 

 

61.             

MEE722

Đồ gá (Bài tập lớn)

2

 

6

62.             

MEE723

FMS & CIM

2

 

7

63.             

MEE724

Đồ án công nghệ chế tạo máy

2

 

6

64.             

MCE719

Matlab và ứng dụng trong kỹ thuật

2

 

6

65.             

MCE720

Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong CĐT

2

 

7

66.             

MAE716

Công nghệ tạo hình biến dạng dẻo

3

MEE709

6

 

Thực tập tốt nghiệp và làm đồ án               

14

 

 

67.             

MCE721

Thực tập tốt nghiệp

4

MCE717

8

68.             

MCE722

Đồ án tốt nghiệp

10

MCE721

8

 

Tổng cộng

153

 

 

(Những học phần đánh dấu * không tính vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa học)

 

 

 

 

2.3. Ma trận đóng góp của các học phần vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

TT

CĐR

 Học phần

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

C10

C11

C12

1.                   

Triết học Mác - Lênin

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

2.                   

Kinh tế chính trị - Mác Lênin

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

3.                   

Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

4.                   

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

5.                   

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

6.                   

Pháp luật đại cương

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

7.                   

Toán cao cấp A1

 

3

 

 

 

 

 

 

 

2

1

1

8.                   

Toán cao cấp A2

 

3

 

 

 

 

 

 

 

2

1

1

9.                   

Xác suất thống kê

 

3

 

 

 

 

 

 

 

2

1

1

10.                 

Tin học cơ sở

 

3

 

 

 

 

 

3

 

2

1

1

11.                 

Vật lý

 

3

 

 

 

 

 

 

 

2

1

1

12.                 

Tiếng Anh cơ sở 1

 

2

 

 

 

 

 

3

 

2

2

2

13.                 

Tiếng Anh cơ sở 2

 

2

 

 

 

 

 

3

 

2

2

2

14.                 

Giáo dục Thể chất 1*

3

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

15.                 

Giáo dục Thể chất 2*

3

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

16.                 

Giáo dục Thể chất 3*

3

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

17.                 

Giáo dục Quốc phòng* 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

18.                 

Đồ họa kỹ thuật 1 (BTL)

 

2

 

 

 

 

2

 

 

2

2

1

19.                 

Đồ họa kỹ thuật trên máy tính

 

 

1

 

 

1

2

2

1

1

2

1

20.                 

Đồ họa kỹ thuật 2 (BTL)

 

1

1

1

 

1

3

1

1

2

2

1

21.                 

Cơ học kỹ thuật (BTL)

 

2

 

1

 

1

 

 

 

2

1

1

22.                 

Sức bền vật liệu 1 (BTL)

 

2

1

1

 

1

 

1

 

2

1

1

23.                 

Sức bền vật liệu 2 ( BTL)

 

2

2

1

 

1

 

 

1

2

1

1

24.                 

Thực tập xưởng

 

 

2

 

 

 

1

 

 

2

3

1

25.                 

Kỹ thuật lập trình trong CĐT

 

2

1

 

 

 

 

2

 

1

1

1

26.                 

Dung sai và kĩ thuật đo (BTL)

 

 

2

1

1

 

2

 

1

2

2

1

27.                 

An toàn lao động

1

 

1

 

 

 

 

 

 

1

3

2

28.                 

Vật liệu kỹ thuật

 

1

2

1

 

 

 

 

1

1

1

1

29.                 

Cơ học chất lỏng

 

2

1

1

 

 

 

 

 

1

1

1

30.                 

Kỹ thuật nhiệt

 

2

2

1

 

 

 

 

 

1

1

1

31.                 

Dao động kỹ thuật

 

2

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

32.                 

Kỹ thuật điện

 

3

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

33.                 

Nguyên lý máy (BTL)

 

2

2

2

 

1

1

 

1

1

1

1

34.                 

Công nghệ tạo hình bằng biến dạng dẻo

 

 

2

1

 

1

1

 

1

1

1

1

35.                 

Kỹ thuật điều khiển tự động

 

2

2

 

 

1

 

 

 

1

1

1

36.                 

Chi tiết máy

 

1

3

1

1

1

1

 

1

1

1

1

37.                 

Thực hành cơ bản

 

 

2

1

 

2

 

 

3

1

2

1

38.                 

Thực hành CĐT1

 

 

2

1

 

 

1

 

1

2

2

1

39.                 

Nhập môn ngành Cơ điện tử

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

2

1

40.                 

Máy công cụ (BTL)

 

2

2

2

1

2

2

1

1

1

1

1

41.                 

Dụng cụ cắt (BTL)

 

1

2

2

1

1

2

1

1

2

1

1

42.                 

Cảm biến đo lường và xử lý tín hiệu (BTL)

 

1

2

1

1

1

1

1

1

2

2

2

43.                 

Công nghệ chế tạo máy

 

1

2

2

1

2

2

1

2

1

1

1

44.                 

Đồ gá (Bài tập lớn)

 

1

2

2

2

1

3

1

2

1

1

1

45.                 

Cơ khí đại cương

 

 

2

 

 

 

 

 

 

1

1

1

46.                 

Tiếng Anh chuyên ngành

 

 

2

 

 

2

 

2

 

2

 

 

47.                 

Đồ án chi tiết máy 

 

1

2

2

 

3

1

2

1

1

1

3

48.                 

Công nghệ hàn

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

1

1

49.                 

FMS & CIM

 

 

2

2

1

 

1

2

1

1

1

1

50.                 

Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong CĐT

 

 

1

1

2

 

 

1

1

1

1

1

51.                 

Robot Công nghiệp (BTL)

 

1

3

2

2

1

2

1

1

2

1

1

52.                 

Đồ án công nghệ chế tạo máy

 

1

1

2

1

2

3

1

2

2

1

1

53.                 

PLC và mạng truyền thông công nghiệp (BTL)

 

 

2

1

1

1

1

2

1

1

1

1

54.                 

Điện tử tương tự và số

 

3

2

 

 

 

 

 

 

1

1

1

55.                 

Kỹ thuật VĐK (BTL)

 

2

2

 

2

1

 

 

1

1

1

1

56.                 

Hệ thống cơ - điện tử

 

1

2

2

1

2

1

1

1

2

1

1

57.                 

Đồ án cơ - điện tử

 

1

2

2

2

2

1

1

1

2

1

1

58.                 

Thực hành  CĐT2

 

 

2

2

1

1

1

2

1

1

1

1

59.                 

Thực hành  CĐT3

 

 

2

2

1

1

 

 

1

2

2

2

60.                 

Trang bị điện - điện tử trong máy công nghiệp

 

 

2

1

 

1

 

 

1

1

1

1

61.                 

Tự động hóa thủy khí trong máy (BTL)

 

1

2

1

1

1

1

1

1

1

1

1

62.                 

Ứng dụng IOT

 

1

2

2

1

1

1

2

1

1

1

1

63.                 

Matlab và ứng dụng trong kỹ thuật

 

1

2

 

 

 

 

1

 

1

 

 

64.                 

Kỹ thuật sản xuất

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

1

65.                 

CAD/CAM/CNC  (BTL)

 

 

2

2

1

2

3

2

1

2

1

1

66.                 

Tự động hóa quá trình sản xuất

 

 

2

2

2

1

 

 

1

1

1

1

67.                 

Công nghệ tạo hình dụng cụ cắt

 

1

1

3

 

1

1

2

1

1

1

1

68.                 

Thực tập Tốt nghiệp

 

 

1

1

 

3

2

2

2

2

3

2

69.                 

Đồ án Tốt nghiệp

 

 

3

3

1

3

2

3

2

3

3

3

(0: Không đáp ứng; 1: Đáp ứng; 2: Đáp ứng tốt)

 

2.4. Mô tả tóm tắt các học phần

2.4.1.    Triết học Mác - Lênin  - POL701 -          3TC

Nội dung học phần triết học Mác - Lênin có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1 giới thiệu khái luận về triết học và triết học Mác – Lênin bao gồm các nội dung: Triết học và vấn đề cơ bản của triết học; Triết học Mác - Lênin và vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng bao gồm các vấn đề: vật chất, ý thức, phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm: học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, giai cấp - dân tộc, nhà nước và cách mạng xã hội, ý thức xã hội và triết học về con người. Thông qua những quan điểm về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học phần trình bày một cách khái quát những nguyên lý, quy luật cơ bản nhất của sự tồn tại, vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

2.4.2.    Kinh tế chính trị - Mác Lênin  - POL702 -         2TC

Học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

2.4.3.    Chủ nghĩa xã hội khoa học - POL703 – 2TC

Học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống những nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học; về quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; sự ra đời của hình thái kinh tế - hội cộng sản chủ nghĩa; luận giải những vấn đề cơ bản trong quá trình xây dựng CNXH: nền dân chủ XHCN, cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giữa công nhân - nông dân - trí thức, vấn đề dân tộc, tôn giáo, gia đình.

2.4.4.    Tư tưởng Hồ Chí Minh – POL704 -        2TC

Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 6 chương cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người.

2.4.5.    Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam  - POL705 – 2TC

Học phần Lịch sủ Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong các văn kiên và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.4.6.    Pháp luật đại cương - POL706 – 2TC

Học phần pháp luật đại cương thuộc các môn khoa học cơ sở. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, các quy định của một số ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật về phòng chống tham nhũng.

2.4.7.    Toán cao cấp A1 – MAS702 -       2TC

Toán cao cấp A1 là một môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản của Giải tích hàm một biến (như Số phức và dạng mũ, dạng lượng giác của chúng; phép tính vi phân, tích phân hàm một biến) và Đại số tuyến tính (Ma trận, định thức, hệ phương trình, không gian vector). Đây là những kiến thức nền tảng, phải có đối với một sinh viên ngành kĩ thuật nói chung và đối với sinh viên ngành Cơ-Điện nói riêng. Những kiến thức trên là nền tảng giúp sinh viên có thể hiểu và vận dụng khi học tiếp môn Toán cao cấp A2, cũng như các môn chuyên ngành.

2.4.8.    Toán cao cấp A2 – MAS703 – 2TC

Toán cao cấp A2 là một môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản của Giải tích tiếp sau học phần toán cao cấp A1. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chuỗi số, chuỗi hàm, chuỗi Fourier, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân, phép biến đổi Laplace. Những kiến thức này là điều kiện tiên quyết để giúp sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức của vật lý, hóa học, cơ học và một số môn chuyên ngành của khối ngành kỹ thuật nói chung với sinh viên ngành Cơ-Điện nói riêng.

2.4.9.    Tin học cơ sở - INF701      - 3TC

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về công nghệ thông tin bao gồm các vấn đề cơ bản như chức năng của các thành phần trong máy tính, hệ điều hành, khái niệm thông tin trong máy tính điện tử; làm việc với các phần mềm soạn thảo văn bản MS Word, tính toán với MS Excel, trình diễn bằng MS Powerpoint và làm việc trên môi trường Internet.

2.4.10.Xác suất thống kê    - MAS707 – 2TC

Xác suất thống kê toán là môn học nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên và xử lý số liệu trong điều kiện bất định. Môn học có hai phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng gắn rất chặt về nội dung.

Phần Xác suất nhằm phát hiện và nghiên cứu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên gồm các nội dung: xác suất của biến cố, các định lý xác suất; quy luật phân bố xác suất và các tham số của biến ngẫu nhiên, véc tơ ngẫu nhiên. Các kiến thức về xác suất là cơ sở trực tiếp cho quá trình phân tích và suy luận thống kê trong phần Thống kê toán.

Phần Thống kê toán bao gồm: cơ sở lý thuyết về mẫu ngẫu nhiên, các đặc trưng mẫu, ước lượng, kiểm định giả thuyết một số tham số của biến ngẫu nhiên, hồi quy và tương quan.

2.4.11.Vật lý đại cương B  - MAS706 – 2TC

Nội dung học phần bao gồm kiến thức của các chương: Nhiệt học: nguyên lý 1, nguyên lý 2 của nhiệt động lực học. Điện từ trường:Thuyết electron. Định luật Culong, Điện thông. Thông lượng cảm ứng điện. Định lý O-G, Điện thế. Hiệu điện thế. Vật dẫn và điện môi . Dòng điện. Định luật Ôm , định luật Kirffhop, Từ trường, Định luật Ampe cho từ trường. Các luận điểm của Maxwell. Hệ phương trình Maxwell. Sóng điện từ. Quang học: Những cơ sở của quang học sóng, Giao thoa ánh sáng cho bởi hai nguồn kết hợp, Lý thuyết lượng tử, Thuyết Plank. Thuyết photon của Anhxtanh.

2.4.12.Tiếng Anh cơ sở 1 – FOR701 -     4TC

Học phần gồm 8  bài đầu (Giáo trình Complete KET) về các chủ điểm: cuộc sống hàng ngày, nhà ở, đồ ăn, thức uống, quần áo, thể thao, trường học, địa điểm du lịch.  Học phần tập trung vào hướng dẫn sinh viên nắm chắc kỹ năng nghe hiểu các cuộc đàm thoại tiếng Anh hàng ngày, cũng như kỹ năng đọc hiểu các tin ngắn, những câu chuyện đời thường, đồng thời giúp sinh viên sản sinh ngôn ngữ thông qua kỹ năng Nói và Viết.

2.4.13. Tiếng Anh cơ sở 2 – FOR702 -    4TC

Học phần gồm 8 bài về các chủ điểm về bản thân, gia đình, thói quen, cuộc sống sinh viên, thời gian rỗi, thế giới, cảm xúc, thời trang, thời tiết.  Học phần tập trung vào hướng dẫn sinh viên nắm chắc kỹ năng nghe hiểu các cuộc đàm thoại tiếng Anh hàng ngày, cũng như kỹ năng đọc hiểu các tin ngắn, những câu chuyện đời thường, đồng thời giúp sinh viên sản sinh ngôn ngữ thông qua kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết.

2.4.14. Giáo dục Thể chất 1* - PHY701 - 1TC

Học phần GDTC1 (1TC) cung cấp cho sinh viên kiến thức chung môn Chạy cự ly trung bình, Đi bộ thể thao. Khi kết thúc học phần sinh viên nắm được mục đích, tác dụng của các bài tập đi bộ và chạy, cơ chế tác động của các bài tập chạy cự ly trung bình đối với cơ thể nói chung, với từng hệ cơ quan trong cơ thể nói riêng; Nắm được các biểu hiện của các chấn thương và bệnh lý thường gặp trong tập luyện TDTT, nguyên nhân, cách phòng ngừa và xử trí. Học phần GDTC1 với mục đích rèn luyện thể lực, giúp sinh viên hiểu biết và có kỹ năng trong việc rèn luyện nâng cao khả năng vận động của cơ thể, nắm chắc phương pháp tập luyện, áp dụng trong việc rèn luyện thường xuyên.

2.4.15. Giáo dục Thể chất 2* - PHY702 - 2TC

Học phần GDTC2 là học phần tự chọn (2 TC), sinh viên được chọn 1 trong 6 môn thể thao để học tập, các môn bao gồm: Bóng rổ, Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Yoga, Võ thuật. Sau khi học xong sinh viên nắm được ý nghĩa, tác dụng của việc tập luyện và thi đấu môn thể thao lựa chọn; Nguyên lý kỹ thuật của một số kỹ thuật cơ bản; Một số điều luật thi đấu của môn thể thao. Nắm vững một số kỹ thuật cơ bản của môn thể thao lựa chọn, trên cơ sở đó ứng dụng trong tập luyện ngoại khoá để nâng cao sức khoẻ, đạt được yêu cầu của môn học.

2.4.16. Giáo dục Thể chất 3* - PHY703 – 2TC

Học phần GDTC3 là học phần tự chọn kế tiếp (2TC), trên cơ sở môn thể thao sinh viên đã lựa chọn học trong học phần GDTC2, ở học phần GDTC3 sinh viên sẽ học tiếp môn thể thao đó. Sau khi kết thúc học phần GDTC3 sinh viên nắm vững nguyên lý kỹ thuật động tác và một số điều luật thi đấu của môn thể thao tự chọn; Thực hiện thuần thục kỹ thuật cơ bản, bước đầu tham gia thi đấu cá nhân, thi đấu đội. Biết vận dụng kỹ năng để tập luyện nâng cao sức khoẻ, phát triển phong trào thể thao sinh viên.

2.4.17. Đồ họa kỹ thuật 1 (BTL) – MEE701 -    3TC

Học phần Đồ họa kỹ thuật 1 cung cấp 2 nội dung kiến thức:

Nội dung phần 1: Giới thiệu phương pháp biểu diễn không gian hình học dưới dạng hình chiếu thẳng góc và giải các bài toán vị trí, lượng và các giao của đường, mặt và khối hình học trên các hình chiếu của chúng.

Nội dung phần 2: Giới thiệu các tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật, phương pháp biểu diễn vật thể và biểu diễn mối ghép chi tiết.

2.4.18. Đồ họa kỹ thuật trên máy tính – MEE702 – 2TC

Học phần Đồ hoạ kỹ thuật trên máy tính là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế tạo máy). Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên phương pháp vẽ các bản vẽ kỹ thuật cơ khí bằng phần mềm Autocad trên máy tính.

2.4.19. Đồ họa kỹ thuật 2 (BTL) – MEE703 -    2TC

Học phần Đồ họa kỹ thuật 2 là học phần bắt buộc, thuộc phần kiến thức cơ sở ngành trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Học phần trang bị cho người học kiến thức về các tiêu chuẩn và những quy ước có liên quan đến bản vẽ chi tiết máy, mở ra khả năng giao tiếp bằng một loại ngôn ngữ của kỹ thuật: ngôn ngữ hình ảnh (bản vẽ kỹ thuật). Khả năng đó thể hiện ở 2 lĩnh vực: đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật và tạo lập được bản vẽ kỹ thuật (bao gồm bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp) cũng như các sơ đồ cơ khí theo đúng tiêu chuẩn. Từ đó, giúp người học có những kiến thức, kỹ năng để biểu diễn (vẽ) các đối tượng thực tế cũng như ý tưởng thiết kế của mình bằng các bản vẽ kỹ thuật.

2.4.20. Cơ học kỹ thuật (BTL) – MEE704 -       4TC

Học phần Cơ học kỹ thuật là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và tổng quát về cân bằng và chuyển động của vật rắn phẳng, vật rắn không gian và hệ các vật rắn phẳng, cũng như về mối quan hệ giữa chuyển động của một hệ cơ học và hệ các lực và mô men tác động lên nó. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai. Môn học cũng có nhiệm vụ cung cấp các kiến thức cơ sở để sinh viên học tiếp các môn học khác.

2.4.21. Sức bền vật liệu 1 (BTL) – MEE705 -    3TC

Học phần Cơ học kỹ thuật là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và tổng quát về cân bằng và chuyển động của vật rắn phẳng, vật rắn không gian và hệ các vật rắn phẳng, cũng như về mối quan hệ giữa chuyển động của một hệ cơ học và hệ các lực và mô men tác động lên nó. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai. Môn học cũng có nhiệm vụ cung cấp các kiến thức cơ sở để sinh viên học tiếp các môn học khác.

2.4.22. Sức bền vật liệu 2 ( BTL)  - MEE706 -3TC

Cung cấp kiến thức để tính toán điều kiện bền và cứng của thanh chịu lực phức tạp; Tính chuyển vị bằng phương pháp năng lượng; Giải hệ siêu tĩnh bằng phương pháp lực và tính ứng suất và chuyển vị tải trọng động.

Trang bị kiến thức sức bền để tính toán hộp giảm tốc, tính toán cụm trục chính trong hệ dẫn động cơ khí, hộp tốc độ

2.4.23. Nhập môn ngành Cơ điện tử - MCE704 -          2TC

Học phần Giới thiệu ngành kỹ thuật cơ khí là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên sinh viên kiến thức nội dung đào tạo tại trường, các kiến thức cơ bản về hệ thống cơ khí, dây chuyền sản xuất thực tế, các công việc sẽ thực hiện sau khi tốt nghiệp, nhằm nâng cao lòng yêu nghề và tinh thần học tập theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai.

2.4.24. Thực tập xưởng – MCE705 -       4TC

Học phần Thực tập xưởng  là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Học phần này nhằm trang bị kiến thức hiểu biết về chi tiết máy thông qua nghiên cứu kết cấu máy; kết cấu của từng chi tiết và cụm chi tiết máy, thực hành tháo lắp máy móc thiết bị cơ khí. Sử dụng dụng cụ đo để đo lường các chi tiết máy

2.4.25. Kỹ thuật lập trình trong CĐT – INF702 -          2TC

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C++, lập trình hướng đối tượng, giúp sinh viên có được tư duy và phương pháp lập trình phần mềm

2.4.26. Nguyên lý máy (BTL) – MEE707 -        3TC

Học phần giới thiệu các các kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ cấu, cấu tạo của cơ cấu.

Trang bị cách phân tích tính toán động học cơ cấu, tính lực cơ cấu, các vấn đề về ma sát trong các khớp động, các kiến thức về cân bằng máy, cơ cấu cam, các vấn đề về ăn khớp của bánh răng, các thông số cơ bản chế tạo bánh răng thân khai, phân tích động học, tính tỷ số truyền của hệ thống bánh răng và một số cơ cấu truyền động đặc biệt khác.

2.4.27. An toàn lao động – MEE708 -     2TC

Học phần trang bị những nội cơ bản về khoa học vệ sinh lao động, luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động, một số giải pháp về kỹ thuật an toàn trong sản xuất.

Nội dung học phần An toàn lao động có kết cấu gồm 7 chương.

Chương 1: Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động

Chương 2: Chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Chương 3: Kỹ thuật vệ sinh lao động

Chương 4: Khái niệm chung về các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất cơ khí và biện pháp phòng ngừa

Chương 5: An toàn vệ sinh lao động trong chế tạo phôi

Chương 6: Kỹ thuật an toàn lao động trong gia công cắt gọt

Chương 7. Kỹ thuật an toàn lao động trong một số công việc liên quan khác

2.4.28. Vật liệu kỹ thuật     MEE709 – 3TC

Nội dung học phần Vật liệu kỹ thuật có 2 phần vật liệu kim loại và vật liệu phi kim. Phần 1 từ chương 1 đến chương 5, phần 2 từ chương 6 đến chương 8, cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu về cấu tạo và sự hình thành tổ chức kim loại.

Chương 2: Trình bày về biến dạng dẻo và cơ tính của kim loại.

Chương 3: Trình bày những nội dung về hợp kim và giản đồ pha.

Chương 4: Đưa ra khái niệm, các phương pháp nhiệt luyện và các khuyết tật xảy ra, cách khắc phục khi nhiệt luyện thép.

Chương 5: Giới thiệu về thép và gang.

Chương 6: Giới thiệu về vật liệu Ceramic và quy trình sản xuất.

Chương 7: Trình bày các khái niệm và các nhóm vật liệu Polyme.

Chương 8: Đưa ra các khái niệm, cách phân loại về vật liệu Composite

2.4.29. Cơ khí đại cương – MCE706 -     2TC

Nội dung học phần:  Môn học Cơ khí đại cương giới thiệu cho sinh viên các nội dung về cơ khí nói chung, từ các khái niệm về ngành, vật liệu, công nghệ chế tạo phôi, công nghệ gia công cắt gọt. Bài giảng gồm 5 chương, cụ thể:

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về sản xuất cơ khí

Chương 2: Vật liệu dùng trong cơ khí

Chương 3: Sản xuất đúc

Chương 4: Gia công kim loại bằng áp lực

Chương 5: Gia công cắt gọt kim loại

2.4.30.Kỹ thuật điện - ELE736 -2TC

Nội dung học phần gồm 8 chương, nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về lya thuyết mạch điện, máy điện vã kỹ năng phân tích nhận biết cũng như phạm vi ứng dụng các thiết bị điện

2.4.31.Kỹ thuật nhiệt MEE710 -   2TC

Sau khi hoàn tất môn học sinh viên có khả năng nắm được những quy luật biến đổi năng lượng, chủ yếu là quy luật giữa cơ năng và nhiệt năng, quy luật truyền nhiệt năng trong các vật nói chung hoặc trong các thiết bị nhiệt nói riêng

2.4.32. Dao động kỹ thuật – MEE711 -    3TC

Học phần Dao động kỹ thuật là học phần tự chọn thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản của lý thuyết dao động kỹ thuật, xây dựng và tính toán các mô hình dao động tuyến tính. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai. Môn học cũng có nhiệm vụ cung cấp các kiến thức cơ sở để sinh viên học tiếp các môn học khác

2.4.33. Cơ học chất lỏng  - MEE 712 – 2TC

Nội dung học phần Cơ học chất lỏng nghiên cứu các quy luật tổng quát về cân bằng, chuyển động tương hỗ của các vật thể trong trạng thái lỏng; có kết cấu gồm 5 chương.

Chương 1: Giới thiệu những tính chất cơ lý chung của chất lỏng.

Chương 2: Trình bày về Thủy tĩnh học

Chương 3: Trình bày những nội dung về động lực học chất lỏng

Chương 4: Chuyển động một chiều của chất lỏng không nén được.

Chương 5: Tính toán thủy lực về đường ống.

2.4.34. Chi tiết máy – MEE713 -   4TC

Chi tiết máy là môn học cơ sở ngành; môn học trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các chi tiết máy công dụng chung như: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp tính toán thiết kế. Sau khi học xong người học có thể vận dụng để tính toán thành thạo các bài tập thiết kế chi tiết máy và bộ phận máy công dụng chung

2.4.35. Đồ án chi tiết máy – MEE714 -    2TC

Đồ án chi tiết máy là môn học thực hành của môn học chi tiết máy. Bồi dưỡng khả năng độc lập giải quyết những vấn đề của tính toán thiết kế các bộ phận máy, thiết bị trong ngành cơ khí và các ngành công nghiệp khác

2.4.36. Dung sai và kĩ thuật đo (BTL) – MEE715 -       3TC

Học phần Dung sai và Kỹ thuật đo là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Cơ khí chế tạo máy. Học phần này gồm 02 nội dung chính trang bị các kiến thức:

-  Dung sai chi tiết và lắp ghép, cách thức xác định sai số cho phép và ghi kích thước trên bản vẽ lắp và bản vẽ chế tạo.

- Phương pháp, thiết bị Đo lường, kiểm tra thông số hình học của chi tiết máy nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm khi gia công, lắp ghép cơ khí.

2.4.37. Điện tử tương tự và số - ELE737 -          3TC

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về chất bán dẫn và linh kiện điện tử, giúp sinh viên có khả năng tính toán được thông số của mạch điện tử tương tự, mạch số, từ đó có thể phân tích, thiết kế mạch tổ hợp và mạch dãy

2.4.38. Kỹ thuật VĐK (BTL) – ELE738 -          3TC

Môn học trang bị các kiến thức về các hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính; Cấu tạo hệ vi xử lý, vi điều khiển 8051; bộ lệnh và các chế độ địa chỉ của 8051; cấu trúc chương trình và lập trình hợp ngữ với 8051, tổ chức vào/ ra dữ liệu, ghép nối vi điều khiển với các ngoại vi khác.

2.4.39. Cảm biến đo lường và xử lý tín hiệu (BTL) – MCE707 -        3TC

Học phần trang bị kiến thức cho người học về các phần tử của hệ thống điều khiển, những vấn đề cơ bản của kỹ thuật đo lường và cảm biến, hiểu cách sử dụng các thiết bị đo lường trong hệ thống sản xuất cũng như các thiết bị làm việc độc lập trong các phòng thí nghiệm, những nguyên lý và ứng dụng của các loại cảm biến khác nhau, các phương pháp ghi nhận, hiển thị, xử lý kết quả đo. Biết ứng dụng các bộ cảm biến kết nối với arduino, PLC vào hệ thống tự động công nghiệp

2.4.40. Công nghệ chế tạo máy  -MCE708 -       4TC

Học phần Công nghệ Chế tạo máy hướng dẫn sinh viên phương pháp giải quyết những vấn đề xuất hiện trong sản xuất, tính toán, lựa chọn phương án phù hợp, lựa chọn các trang thiết bị phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất đối với những điều kiện sản xuất nhất định

Sau khi hoàn thành học phần Công nghệ Chế tạo máy sinh viên sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản trong sản xuất, đáp ứng được nhu cầu về công việc trong sản xuất của các doanh nghiệp.

2.4.41. Thực hành cơ bản   - MEE716 – 2TC

Học phần Thực hành cơ bản  là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Học phần này nhằm trang bị kiến thức hiểu biết về chi tiết máy thông qua nghiên cứu kết cấu máy; kết cấu của từng chi tiết và cụm chi tiết máy, thực hành tháo lắp máy móc thiết bị cơ khí.Sử dụng dụng cụ đo để đo lường các chi tiết máy

2.4.42. Thực hành CĐT1 – MCE709 -     2TC

Học phần Thực hành Cơ điện tử 1 trang bị kiến thức hiểu biết về thiết kế máy thông qua nghiên cứu sơ đồ, kết cấu máy; kết cấu của từng chi tiết và cụm chi tiết máy, thực hành tháo lắp máy móc thiết bị cơ khí. Tiến hành đo vẽ lại kết cấu của máy, thiết bị trên phần mềm CAD (Solid Works, Catia, NX,...)

2.4.43. Kỹ thuật điều khiển tự động – MEE717 -          3TC

Học phần Kỹ thuật điều khiển tự động là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm giới thiệu các nguyên lý và phương pháp cơ bản trong mô hình hóa, phân tích và điều khiển của các hệ thống động lực. Các chủ đề của học phần bao gồm mô hình hóa chuyển động của thiết bị cơ khí và cơ điện tử; mô hình hóa các mạch điện; biến đổi Laplace; hàm truyền đạt; mô hình không gian trạng thái; phân tích mô hình; điều khiển hệ thống kín và hở; sự ổn định và thiết kế hệ thống điều khiển. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai. Môn học cũng có nhiệm vụ cung cấp các kiến thức cơ sở để sinh viên học tiếp các môn học khác

2.4.44. Dụng cụ cắt (BTL)  - MCE710 – 3TC

Học phần Dụng cụ cắt cung cấp kiến thức giúp sinh viên có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực tạo hình chi tiết bằng cắt gọt, các thông số hình học của dụng cụ cắt và nắm được những qui luật chung và các hiện tượng “Cơ - Lý - Hóa” xảy ra trong quá trình gia công bằng cắt gọt. Nôi dung của học phần cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tính toán, thiết kế những dụng cụ cơ bản nhất để gia công chi tiết máy

2.4.45. Ứng dụng IOT – MCE711 -         2TC

Học phần giúp sinh viên hiểu nền tảng kiến trúc IOT, những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế hệ thống, nguyên tắc kết nối các thiết bị, giao thức lập trình ứng dụng, nền tảng phần cứng nhúng cho ứng dụng IOT. Trang bị cho sinh viên kỹ năng phân tích, thiết kế và lập trình hệ thống IOT cho một số ứng dụng tiêu biểu trong thực tiễn trên nền tảng phần cứng Raspberry Pi

2.4.46. Kỹ thuật sản xuất – MEE718 -     2TC

Học phần kỹ thuật sản xuất cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về kỹ thuật tổ chức sản xuất trong nhà máy cơ khí sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong những điều kiện sản xuất nhất định

2.4.47. Công nghệ hàn – MAE715 -        2TC

Môn học giới thiệu về các thuật ngữ thường dùng trong công nghệ hàn và một số công nghệ hàn điển hình hiện nay như: công nghệ hàn điện nóng chảy, công nghệ hàn điện tiếp xúc, hàn tự động, bán tự động, hàn và cắt bằng ngọn lửa khí, vật liệu hàn, các dạng khuyết tật hàn và phương pháp kiểm tra hàn

2.4.48. Tiếng Anh chuyên ngành  - FOR714 – 2TC

Học phần Tiếng Anh chuyên ngành Cơ, điện tử  sử dụng giáo trình English for electronics and telecommunication của Đại học Bách khoa (2009) gồm các bài học cung cấp kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp điện và điện tử với các nội dung về đèn chân không, ti vi, sự truyền sóng, sự biến điệu, đi ốt bán dẫn, cổng logic, truyền thông sợi quang và nhiệt. Học phần tập trung vào hướng dẫn sinh viên nắm chắc các các thuật ngữ chuyên ngành, các kỹ năng  đọc dịch, đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành cơ, điện tử, các kiến tức ngữ pháp cơ sở thường dùng trong đọc dịch tài liệu

2.4.49. Robot Công nghiệp (BTL) – MEE719 -  3TC

Môn học Robot công nghiệp giới thiệu các kiến thức cơ bản về robot công nghiệp. Nội dung học phần nghiên cứu về lịch sử phát triển của robot công nghiệp, tính toán động học và động lực học của robot công nghiệp.  Các phương pháp truyền động và điều khiển robot và một số loại cảm biến thường dùng trong robot công nghiệp

2.4.50. Tự động hóa thủy khí trong máy (BTL) – MCE712 -   2TC

- Học phần tự động hóa thủy khí cung cấp cho sinh viên kiến thức về tính toán các hệ thống tự động cơ bản trong máy, các kiến thức để thiết kế một hệ thống tự động thủy khí cơ bản.

- Học phần tự động hóa thủy khí cung cấp kiến thức cho sinh viên về các hệ thống thủy lực trong máy và hệ thống tự động

2.4.51. PLC và mạng truyền thông công nghiệp (BTL) MCE713 – 3TC

Học phần PLC và mạng truyền thông là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử . Học phần này được trang bị các kiến thức về thiết bị điều khiển có thể lập trình, chúng được ứng dụng trong công nghiệp để thực hiện các chức năng điều khiển máy và các quá trình công nghệ.

-  Điều khiển khả trình PLC cho các bộ cơ bản và nâng cao

- Lập được phương án thiết kế điều khiển PLC cho hệ thống sản xuất cơ bản

2.4.52. Máy công cụ (BTL) – MCE714 - 3TC

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về chuyển động tạo hình của máy cắt kim loại, đọc và hiểu sơ đồ kết cấu động học, các chuyển động của máy cắt kim loại, phân tích sơ đồ động và tính toán điều chỉnh một số máy công cụ phổ biến

2.4.53. Tự động hóa quá trình sản xuất – MEE715 -     3TC

Học phần Tự động hóa quá trình sản xuất là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức liên quan, các quá trình cơ bản, các thành phần của hệ thống sản xuất tự động trong hệ thống sản xuất hiện đại. Cụ thể, khóa học này sẽ giới thiệu hoạt động và vai trò của các phần tử cơ bản trong hệ thống sản xuất tự động: cảm biến, cơ cấu chấp hành, thiết bị điều khiển, điều khiển số và điều khiển lô gic, tự động hóa trong sản xuất cơ khí. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai

2.4.54. Hệ thống cơ - điện tử - MCE715 -          3TC

- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu về các thành phần và đặc trưng của hệ thống cơ điện tử, sản phẩm cơ điện tử cũng như quy trình thiết kế một sản phẩm cơ điện tử.

- Thực hiện được việc phân tích, thiết kế một hệ thống (sản phẩm) cơ điện tử theo yêu cầu đặt ra trên cơ sở kiến thức đã nắm trong học phần.

- Hiểu được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các thành phần cơ bản trong hệ thống kỹ thuật cơ - điện tử; các đặc trưng cơ bản của sản phẩm cơ điện tử.

- Hiểu được phương pháp mô hình hoá toán học cho các phần tử và hệ thống cơ điện tử

2.4.55. Đồ án cơ - điện tử   - MCE716 – 2TC

Học phần đồ án Cơ Điện tử là học phần thực hành của môn học Hệ thống Cơ – Điện tử. Học phần Đồ án Cơ – Điện tử hướng dẫn sinh viên thực hiện một nhiệm vụ nhất định nhằm khai thác, cải tiến, làm mới các máy móc, hệ thống tự động trong các doanh nghiệp sản xuất.

Sau khi hoàn thành học phần Đồ án Cơ Điện tử sinh viên có một kiến thức vững về nghề, có thể tham gia thiết kế các dự án tự động hóa trong các doanh nghiệp, có thể vận hành, sửa chữa các hệ thống tự động.

2.4.56. Thực hành  CĐT2 – MCE717 -    2TC

Học phần Thực hành Cơ điện tử 2 nhằm trang bị kỹ năng thực hành điều khiển, ghép nối vi điều khiển, PLC với các thiết bị ngoại vi trong hệ thống cơ điện tử. Giúp cho người học có kiến thức thực tế, lựa chọn linh kiện thiết bị, thao tác đấu nối, lập trình điều khiển một hệ thống cơ điện tử cơ bản.

2.4.57. Thực hành  CĐT3 – MCE718 -    2TC

Học phần Thực hành cơ điện tử 3 là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tự động hóa sản xuất và robot công nghiệp trong hệ thống sản xuất hiện đại.  Cụ thể, khóa học này sẽ phát triển kỹ năng trong kỹ thuật tự động hóa cơ bản như điều khiển logic khả trình, lập trình robot công nghiệp. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai

2.4.58. Trang bị điện - điện tử trong máy công nghiệp  - MEE720 – 3TC

Học phần Trang bị điện, điện tử trong máy công nghiệp là học phần tự chọn thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần học phần cung cấp kiến thức về cơ sở truyền động điện, các loại động cơ điện và khí cụ điện, các mạch điện cơ bản và sơ đồ điện của một số máy công tác điển hình. Các kiến thức cơ bản về điện tử và điện tử công suất trong các máy công nghiệp, thiết bị biến đổi tần số dòng điện xoay chiều, …

2.4.59. CAD/CAM/CNC  (BTL) – MEE721 -    4TC

Học phần trang bị các nội dung cơ bản về CAD/CAM và các ứng dụng trong thiết kế và mô phỏng quá trình gia công các chi tiết cơ khí, đồng thời cung cấp các kiến thức cơ bản về kỹ thuật lập trình gia công trên máy công cụ CNC

2.4.60. Đồ gá (Bài tập lớn) – MEE722 -  2TC

Học phần Đồ gá trang bị kiến thức cho người học về các loại đồ gá, cách chọn phương án định vị, đồ định vị cho các chi tiết điển hình, cách chọn chuẩn khi gá đặt, cách tính và thiết kế các đồ gá chuyên dùng. Bao gồm: phân loại đồ gá, phương pháp gá đặt chi tiêt trên đồ gá, các cơ cấu định vị của đồ gá, phương pháp tính lực kẹp và các cơ cấu kẹp chặt, các cơ cấu dẫn hướng, các cơ cấu so dao, phân độ, chép hình, các loại đồ gá lắp ráp và kiểm tra, các loại dụng cụ phụ, đồ gá trên máy CNC, phương pháp thiết kế đồ gá chuyên dùng và tính hiệu quả kinh tế của đồ gá.

2.4.61. FMS & CIM - MEE723 – 2TC

Môn học Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS và sản xuất tích hợp CIM gồm :

Nội dung 1: Cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về hệ thống sản xuất hiện đại FMS như: cấu trúc của FMS;  phân loại các FMS; nguyên tắc thiết lập hệ thống FMS và một số hệ thống FMS các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó người học có thể nghiên cứu thiết kế một số hệ thống sản xuất FMS để gia công các loại chi tiết điển hình.

Nội dung 2: người học có thể tìm hiểu về sản xuất tích hợp CIM- đã và đang là xu thế phát triển của sản xuất hiện nay

2.4.62. Đồ án công nghệ chế tạo máy MEE724 - 2TC

Học phần đồ án CNCTM là học phần thực hành của môn học Công nghệ Chế tạo máy. Học phần Đồ án CNCTM hướng dẫn sinh viên phương pháp giải quyết những vấn đề xuất hiện trong sản xuất, tính toán, lựa chọn phương án phù hợp, lựa chọn các trang thiết bị phù hợp. Sau khi hoàn thành học phần Đồ án CNCTM sinh viên sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản trong sản xuất, đáp ứng được nhu cầu về công việc trong sản xuất của các doanh nghiệp

2.4.63. Matlab và ứng dụng trong kỹ thuật – MCE719 -          2TC

Học phần Matlab và ứng dụng trong kỹ thuật cung cấp cho sinh viên kiến thức về sử dụng Matlab trong kỹ thuật. Sinh viên phải thành thạo trong việc sử dụng Matlab để thực hiện các nhiệm vụ trong kỹ thuật như phân tích, mô phỏng các kết cấu máy. Từ đó sinh viên có thể tính toán, mô phỏng Robot, làm tiền đề cho việc chế tạo robot và máy móc tự động.

2.4.64.Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong CĐT MCE720 – 2TC

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Các kiến thức cơ sở của trí tuệ nhân tạo, mục tiêu và các lĩnh vực nghiên cứu, các cấu trúc và chiến lược giải quyết vấn đề trong các nhánh nghiên cứu khác nhau của cơ điện tử như suy luận tự động, hệ chuyên gia, học máy áp dụng vào các lĩnh vực trong chế tạo máy và cơ điện tử như tìm đường đi của Robot, tìm đường chạy dao, điều khiển robot

2.4.65. Công nghệ tạo hình biến dạng dẻo MAE716 -   3TC

Học phần Công nghệ tạo hình biến dạng dẻo trang bị cho sinh viên khối kiến thức cơ bản về bản chất của quá trình biến dạng dẻo kim loại, ứng xử của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực, các phương pháp gia công kim loại tấm bằng phương pháp biến dạng dẻo

2.4.66. Thực tập tốt nghiệp MCE721 – 4TC

Học phần Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo hệ đại học. Học phần này được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế: tìm hiểu doanh nghiệp cũng như quy trình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nắm bắt thiết bị công nghệ, vận hành và khai thác, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, kỹ năng sống, tác phong công nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học hỏi, nâng cao tay nghề để có thể tiếp thu công việc thực tế, ứng dụng các kiến thức đã được trang bị vào trong sản xuất. Đồng thời rèn luyện một số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu cho người kỹ sư tương lai

2.4.67. Đồ án tốt nghiệp MCE722 – 10TC

Học phần Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử (Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử) là một học phần quan trọng và có tính toàn diện cao để đánh giá kiến thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên trước khi ra trường. Đồ án tốt nghiệp yêu cầu sinh viên phải tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học trong suốt quá trình đào tạo, áp dụng vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể liên quan đến chuyên ngành Cơ điện tử. Sinh viên sẽ phải nghiên cứu, phân tích, thiết kế và thực hiện một sản phẩm hoặc hệ thống cơ điện tử. Bên cạnh đó, sinh viên cần phải hoàn thiện nội dung bản thuyết minh, bản vẽ và mô hình phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu của đồ án.

Thử nghiệm hoặc thực nghiệm là một yêu cầu bắt buộc trong đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải tiến hành thử nghiệm hoặc thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của sản phẩm hoặc hệ thống máy, thiết bị... đã thiết kế. Đồ án tốt nghiệp là một dự án đòi hỏi sự nghiêm túc, chuyên tâm và công phu, sinh viên cần phải có sự lựa chọn chủ đề phù hợp với khả năng.

3. Đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo

3.1. Chuẩn đánh giá chương trình đào tạo

          Chương trình đào tạo được đánh giá theo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT, ngày 22/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2. Quy định cải tiến chương trình đào tạo

    Chương trình đào tạo được đánh giá theo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT, ngày 22/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.