- Khoa Toán
- Khoa Công nghệ thông tin
- Khoa Du lịch
- Khoa Xây dựng
- Khoa Kế toán – Tài chính
- Khoa Tâm lý – Giáo dục học
- Khoa Lý luận Chính trị
- Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
- Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non
- Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao
- Khoa Ngoại ngữ
- Khoa Điện – Cơ
- Khoa Khoa học tự nhiên
- Khoa Ngữ văn và Khoa học Xã hội
- Phòng Tổ Chức Cán bộ
- Địa chỉ:
+ Khoa Xây dựng, Nhà C6, Trường Đại học Hải Phòng, 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An - Hải Phòng.
+ Điện thoại: (84-225) 2221 054 - Email: kxd@dhhp.edu.vn
- Tiền thân của Khoa xây dựng là Bộ môn xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc Trường đại học Tại chức được thành lập từ năm 1968.
- 01/2011 Khoa xây dựng được tách ra từ Khoa công nghệ Trường đại học Hải Phòng.
- Hiện nay Khoa xây dựng có 18 cán bộ giảng viên, trong đó 04 tiến sỹ, 09 thạc sỹ, 05 cán bộ học cao học. Khoa xây dựng phụ trách đào tạo chuyên ngành và các hệ sau:
+Đại học Công nghệ kỹ thuật xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp);
+Cao đẳng công nghệ kỹ thuật xây dựng;
+Đại học Kiến trúc;
+Liên thông từ cao đẳng lên đại học Công nghệ kỹ thuật xây dựng.
- Trong thời gian tới, Khoa sẽ đào tạo chương trình đại học văn bằng 2 ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng và cao học chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
[Ban hành kèm theo Quyết định số 350/QĐ-ĐHHP, ngày 30/3/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng]
I. KHOA
1. Vị trí, chức năng
Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo của Trường
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa; đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo; tổ chức thi các học phần trong chương trình đào tạo do khoa quản lý.
b) Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch đào tạo chung của Trường;
c) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
d) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ nhiệm vụ đào tạo; phối hợp với các tổ chức KH&CN, các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
đ) Quản lý viên chức và người học thuộc khoa; quản lý về chuyên môn đối với các giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng theo phân cấp của Hiệu trưởng;
e) Quản lý nội dung chương trình, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ;
g) Tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
h) Chủ trì tổ chức thi các học phần chuyên môn (môn riêng) do khoa quản lý đào tạo theo kế hoạch chung của Trường;
i) Cấp phát, thu hồi, hủy bỏ Bảng điểm học tập toàn khóa cho người học thuộc khoa quản lý theo quy định;
k) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho CBVC và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa;
l) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng các đội tuyển sinh viên NCKH, thi HSSV giỏi, Olympic các môn học, văn nghệ, TDTT theo kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt;
m) Tổ chức các hoạt động tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đào tạo của đơn vị cho các cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu; đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn để cấp chứng chỉ theo quy định của Trường;
n) Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và NLĐ (nếu có) thuộc khoa theo quy định của Trường.
o) Xây dựng các quy định, quy trình giải quyết công việc do đơn vị phụ trách p) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
II. BỘ MÔN THUỘC KHOA
1. Vị trí, chức năng
Bộ môn là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa trong Trường.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;
b) Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng giao;
c) Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
d) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Trường và Khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;
đ) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;
e) Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hội đồng Trường, Hiệu trưởng, Trưởng khoa;
g) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng và Trưởng khoa giao.
1. CHUYÊN NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp)
Tên tiếng Anh: Department of Civil Engineering
2. CHUYÊN NGÀNH: Kiến trúc
Tên tiếng Anh: Architecture
- Thiết kế kiến trúc, quy hoạch kiến trúc
- Thiết kế kết cấu công trình
- Kỹ thuật thi công công trình và công nghệ quản lý xây dựng
- Thí nghiệm, kiểm định đánh giá chất lượng công trình
- Công nghệ vật liệu xây dựng
- Thiết kế cầu, đường bộ
Đề tài:
1. ThS. Cao Xuân Thành, GS. TS. KTS Ngô Thám. “Mô Hình Kiến Trúc Xanh Từ Kinh Nghiệm Kiến Trúc Truyền Thống Việt Nam”. Đề tài cấp Trường, Hà Nội, 2005.
2. ThS. Cao Xuân Thành, GS. TS. KTS Ngô Thám. “Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Trong Công Trình Kiến Trúc”. Đề tài cấp Trường, Hà Nội, 2005.
3. TS. Phạm Toàn Đức. “Tấm lợp sinh thái và phạm vi áp dụng”. Đề tài cấp trường, Hải Phòng, 2009.
4. TS. Phạm Toàn Đức, TS. Đỗ Trọng Quang, ThS. Trần Thị Phương Lan. “Nghiên cứu sử dụng phế thải tro xỉ than nhà máy nhiệt điện Hải Phòng làm phụ gia cho bê tông”. Đề tài cấp Bộ, Hải Phòng, 2013.
5. ThS. Cao Xuân Thành, GS. Dai Jian. “Nghiên cứu hư hại rỗng của cấu kiện gỗ trong kiến trúc cổ”. Đề tài cấp Trường, Bắc Kinh, 2013.
6. TS. Đỗ Trọng Quang, ThS. Nguyễn Quang Tuấn, ThS. Đỗ Thị Thu Thủy. “Chuyển vị, biến dạng mối nối bản bê tông trên mặt nền sử dụng thép tấm hình thoi”. Đề tài NCKH cấp Trường, Hải Phòng, 2013.
7. TS. Phạm Toàn Đức, ThS. Nguyễn Quang Tuấn. “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp kè mái đất công trình xây dựng”. Đề tài cấp trường, Hải Phòng, 2015.
8. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, ThS. Nguyễn Thị Hoài Thu. “Phân tích và tính toán kết cấu khung phẳng liên hợp thép – bê tông có xét đến độ cứng của liên kết”. Đề tài cấp Trường, Hải Phòng, 2015.
9. TS. Đỗ Trọng Quang, TS. Phạm Toàn Đức, ThS. Nguyễn Quang Tuấn, ThS. Đỗ Thị Thu Thủy. “Nghiên cứu sự làm việc của mối nối bản bê tông trên mặt nền sử dụng thép bản truyền lực hình thoi trong điều kiện Việt Nam”. Đề tài cấp Bộ, Hải Phòng, 2016.
Bài báo:
1. ThS. Đỗ Trọng Quang. “Phân tích ứng suất tiết diện dầm chữ Z có kể đến bimomen”, Vietnam Mechanical Engineering Review, 2002.
2. Phạm Toàn Đức, Bulgakov.B.I. “Luận chứng áp dụng tổ hợp phụ gia (siêu dẻo + Tro bay) trong bê tông công trình thủy lợi”. Tạp chí Đại học Xây dựng quốc gia Matxcơva, 5/2005.
3. Phạm Toàn Đức, Bulgakov.B.I. “Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm Việt Nam đến cấu trúc và sự hình thành cấu trúc trong bê tông”. Tạp chí Đại học Xây dựng quốc gia Matxcơva, 4/2007.
4. Phạm Toàn Đức, Bazenov.M.I. “Nâng cao tính chống thấm nước của bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam”. Tạp chí vật liệu xây dựng Matxcơva, 7/2007.
5. ThS.Kts Nguyễn Quang Tuấn. “Giải pháp quy hoạch kiến trúc sinh thái tại khu du lịch Cát Bà”. Tạp chí Xây dựng, Hà Nội, 05/2008.
6. TS. Phạm Toàn Đức. “Bê tông tổ ong, sự ứng dụng hiện tại và phương hướng phát triển”. Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải, Hải Phòng, 4/2009.
7. TS. Phạm Toàn Đức. “Vấn đề vết nứt trong bê tông ở trạng thái dẻo”. Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải, Hải Phòng, 8/2009.
8. ThS. Cao Xuân Thành, GS. TS. KTS Ngô Thám. “Mô Hình Kiến Trúc Xanh Từ Kinh Nghiệm Kiến Trúc Truyền Thống Việt Nam”. Tuyển Tập Khoa học Công nghệ số 40 - ĐH Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội, 2009.
9. ThS. Cao Xuân Thành, GS. TS. KTS Ngô Thám. “Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Trong Công Trình Kiến Trúc”. Tuyển Tập Khoa học Công nghệ số 40 - ĐH Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội, 2009.
10. ThS. Nguyễn Quang Tuấn. “Một số vấn đề về sức chịu tải của cọc trên nền địa chất yếu”. Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải, Hải Phòng, 2009.
11. TS. Phạm Toàn Đức. “Ứng dụng tấm 3D trong xây dựng, giải pháp nhiều tiềm năng”. Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải, Hải Phòng, 03/2011.
12. TS. Phạm Toàn Đức. “Tính toán kết cấu bê tông cốt thép theo TCXDVN 356-2005. Những điều cần lưu ý”. Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải, Hải Phòng, 08/2011. 13. TS. Đỗ Trọng Quang. “Một số giải pháp nhăm nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo tiếng anh”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: The international conference on quality management of english education and traning in universities, Hải Phòng, 2011.
14. TS. Phạm Toàn Đức. “So sánh kết quả tính toán kết cấu bê tông cốt thép tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn Việt Nam thông qua một số trường hợp điển hình”. Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải, Hải Phòng, 08/2012.
15. TS. Phạm Toàn Đức. “Ứng dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong thiết kế tối ưu hàm lượng phụ gia bê tông”. Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải, Hải Phòng, 04/2013.
16. TS. Phạm Toàn Đức.“Nghiên cứu ảnh hưởng của tro tuyển nhà máy nhiệt điện Hải Phòng tới cường độ và độ chống thấm của bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam”. Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng, Hà Nội, 6/2013.
17. ThS.Kts Nguyễn Quang Tuấn.“Thực trạng nhà ở công nhân các khu công nghiệp tại Hải Phòng các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết”. Tạp chí Xây dựng, Hà Nội, 08/2013. 18. TS. Phạm Toàn Đức. “Nứt trong bê tông công trình xây dựng và biện pháp hạn chế, xử lý vết nứt”. Tạp chí xây dựng, Hà Nội, 10/2013.
19. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. “Xác định độ cứng K của liên kết nửa cứng trong kết cấu liên hợp thép – bê tông”, Tạp chí kết cấu và Công nghệ xây dựng số 12 - 2013.
20. ThS.Kts Nguyễn Quang Tuấn.“Giải pháp khu ở- cung ứng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp tập trung tại Hải Phòng”. Tạp chí Xây dựng, Hà Nội, 12/2013.
21. TS. Phạm Toàn Đức. “Sử dụng tổ hợp phụ gia trong chế tạo bê tông cường độ cao”. Tạp chí xây dựng, Hà Nội, 01/2014.
22. TS. Phạm Toàn Đức. “Thực trạng và giải pháp phát triển gạch xây không nung”. Tạp chí xây dựng, Hà Nội, 03/2014.
23. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. “Nghiên cứu ảnh hưởng của lực dọc đến quá trình chảy dẻo và mặt chảy dẻo của thanh thép tiết diện chữ I”, Tạp chí khoa học Công Nghệ Xây Dựng số 4/2014.
24. TS. Phạm Toàn Đức. “Giải pháp chống thấm công trình tầng hầm”. Tạp chí xây dựng, Hà Nội, 05/2014.
25. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, TS. Nghiêm Mạnh Hiến, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. “Nghiên cứu sự hình thành khớp dẻo của thanh nén uốn xét đến ảnh hưởng của lực dọc”, Tạp chí xây dựng - Bộ Xây Dựng, Hà Nội 6/2014.
26. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa. “ Khung liên hợp thép – bê tông – kết cấu hiện đại cho nhà cao tầng tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học – Đại học Hải Phòng, Hải Phòng 7/2014.
27. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, TS. Nghiêm Mạnh Hiến, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. “Xây dựng đường cong M-θ và mặt chảy hoàn toàn của tiết diện dầm, cột thép chữ I bằng phương pháp thớ”, Tạp chí xây dựng - Bộ Xây Dựng, Hà Nội 8/2014.
28. TS. Phạm Toàn Đức. “Tấm lợp sinh thái, giải pháp lợp mái nhiều tiềm năng”. Tạp chí xây dựng, Hà Nội, 12/2014.
29. ThS. Cao Xuân Thành, GS. Dai Jian. “Nghiên cứu hư hại rỗng của cấu kiện gỗ trong kiến trúc cổ”. Tạp chí Khoa học Công nghệ 2014 - ĐH Công nghiệp Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2014.
30. ThS. Cao Xuân Thành, GS. Dai Jian. “Nghiên cứu hư hại của cấu kiện gạch – đá trong kiến trúc cổ bằng kỹ thuật Sonar”. Tạp chí Khoa học Công nghệ 2014 - ĐH Công nghiệp Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2014.
31. ThS. Cao Xuân Thành. “Giá trị riêng và chung trong Di sản kiến trúc Việt – Hoa”. Tạp chí Riêng - Chung số 10 – 2014, Bắc Kinh, 2014.
32. TS. Đỗ Trọng Quang. “Thép bản hình thoi - Kết cấu truyền lực hiệu quả của bản bê tông”. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Hải Phòng, 2014
33. ThS. Phạm Thị Loan, Changqing Wang, Jianzhuang Xiao, Tao Ding (2014). “Mô hình lực hồi phục của khung bê tông cốt thép toàn khối cốt liệu tái chế”. Tạp chí Advances in Structural Engineering, 17(10): 1443-1457.
34. ThS. Phạm Thị Loan, J.Z. Xiao, C.Q. Wang, Z.J.Yang, T. Ding (2014). “Phân tích phi tuyến và thí nghiệm kiểm chứng tính năng kháng chấn khung không gian làm bằng bê tông cốt thép cốt liệu tái chế”. Tạp chí Structural Design of Tall and Special Buildings. 23, 1381–1405.
35. ThS. Phạm Thị Loan, J. Z. Xiao, P. J. Wang and G. Gao (2014). “Ứng xử của dầm bê tông cốt thép cốt liệu tái chế bán lắp ghép”. Tạp chí Struct. Design Tall Spec. Build. 23, 692–712.
36. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, PGS.TS. Vũ Quốc Anh, TS. Nghiêm Mạnh Hiến. (2015), “Ảnh hưởng của độ cứng liên kết đến sự phân phối nội lực của kết cấu khung liên hợp thép – bê tông”, Tạp chí xây dựng - Bộ Xây Dựng, Hà Nội 2/2015.
37. TS. Phạm Toàn Đức. “Giải pháp công nghệ tiên tiến chống ăn mòn bê tông cốt thép công trình biển – đề xuất áp dụng tại cảng Hải Phòng”. Tạp chí xây dựng, Hà Nội, 03/2015.
38. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, TS. Nghiêm Mạnh Hiến, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. (2015), “Khảo sát quá trình chảy dẻo của tiết diện dầm liên hợp thép – bê tông bằng phương pháp chia thớ”, Tạp chí xây dựng - Bộ Xây Dựng, Hà Nội 3/2015.
39. TS. Phạm Toàn Đức. “Đánh giá hiệu quả sử dụng tro tuyển nhà máy nhiệt điện Hải Phòng”. Hội thảo quốc tế về công nghệ xây dựng – viện khoa học công nghệ xây dựng, Hà Nội, 06/2015.
40. TS. Phạm Toàn Đức. “Thiết kế tối ưu thành phần bê tông sử dụng tro tuyển nhà máy nhiệt điện Hải Phòng”. Tạp chí nghiên cứu và phát triển vật liệu xây dựng, Hà Nội, 06/2015.
41. ThS. Cao Xuân Thành. “Giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi Đình trong Di sản Kiến trúc Việt – Hoa”. Tạp chí văn hóa CRI số 1 – 2015, Bắc Kinh, 2015.
42. TS. Đỗ Trọng Quang. ”Xác định nội lực dầm móng băng bằng phần mềm ETABS”. Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Hải Phòng, 2015.
43. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, TS. Nghiêm Mạnh Hiến, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. (2015), “Thiết lập phương trình mặt chảy dẻo tái bền của tiết diện cột thép chữ I chịu nén uốn phẳng bằng phương pháp giải tích”, Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ XII Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng, 8/2015.
44. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, TS. Nghiêm Mạnh Hiến, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. (2015), “Phân tích phi tuyến dầm liên hợp thép – bê tông chịu tải trọng tĩnh”, Tạp chí xây dựng - Bộ Xây Dựng, Hà Nội 11/2015.
45. TS. Phạm Thị Loan, Jianzhuang Xiao, and Tao Ding (2015). “Nghiên cứu mô phỏng phản ứng động của khung lắp ghép bê tông cốt liệu tái chế”. Tạp chí quốc tế Computers and Concrete.
46. TS. Phạm Thị Loan, ThS. Nguyễn Thị Hoài Thu, ThS. Bùi Trường Giang. “Tối giảm, tái sử dụng và tái chế vật liệu cho nghành xây dựng Việt Nam. Hội thảo hợp tác Việt – Nhật “ Các giải pháp tiên tiến trong xây dựng công trình dân dụng và giao thông”, Kỷ yếu Hội thảo, trang 319-331; Hà Nội, 06/2015.
47. TS. Phạm Thị Loan, Jianzhuang Xiao, Tao Ding (2015). “Thí nghiệm bàn rung nghiên cứu các phản ứng chịu động đất của kết cấu khung lắp ghép làm bằng bê tông cốt liệu tái chế”. Tạp chí Advances in Structural Engineering, 18(9):1517-1534.
48. TS. Phạm Thị Loan, Jianzhuang Xiao, Tao Ding and Changqing Wang (2015). “Mô hình vòng đa giác cho ứng xử trễ của kết cấu khung bằng bê tông cốt liệu tái chế”. Tạp chí European Journal of Environmental and Civil Engineering,
http://dx.doi.org/10.1080/19648189.2015.1088480.
49. TS. Phạm Thị Loan, Jianzhuang Xiao, Tao Ding (2015). “Tính năng kháng chấn của kết cấu khung bê tông tái chế lắp ghép”. Tạp chí ACI Structural Journal, 112(4): 515-524.
50. TS. Phạm Toàn Đức. “Đề xuất sử dụng vật liệu hỗn hợp asphalt chèn đá hộc thi công mái đê biển Nam Đình Vũ – Hải Phòng”. Tạp chí nghiên cứu và phát triển vật liệu xây dựng, Hà Nội, 01/2016.
51. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, TS. Nghiêm Mạnh Hiến, PGS.TS. Vũ Quốc Anh. (2016), “Phân tích phi tuyến kết cấu khung phẳng liên hợp thép – bê tông chịu tải trọng tĩnh theo phương pháp PTHH”, Tạp chí xây dựng - Bộ Xây Dựng, Hà Nội, 01/2016).
52. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa, PGS.TS. Vũ Quốc Anh, TS. Nghiêm Mạnh Hiến. (2016), “Phân tích dẻo phân bố dầm liên hợp thép – bê tông chịu tải trọng tĩnh sử dụng siêu phần tử thanh”, Tạp chí xây dựng - Bộ Xây Dựng, Hà Nội, 01/2016.
Sách, giáo trình:
1. ThS.Kts Nguyễn Quang Tuấn. “Giáo trình Kiến trúc nhà dân dụng”. Giáo trình cấp trường, Hải Phòng, 2003.
2. TS. Phạm Toàn Đức. “Thí nghiệm công trình”. Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội, 06/2014.
3. ThS. Hoàng Hiếu Nghĩa. “Thực hành thiết kế nhà thấp tầng bê tông cốt thép”. Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội, 2016.
4. TS. Đỗ Trọng Quang, ThS. Nguyễn Quang Tuấn. “Nền và móng”. Giáo trình cấp trường, Hải Phòng, 2016.
- 04 Bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo
- 01 Bằng lao động sáng tạo của tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- 01 Bằng khen của Công đoàn giáo dục Việt Nam
- 02 Bằng khen của ủy ban nhân dân thành phố
- 06 Bằng khen của các tổ chức nước ngoài Úc, Nga, Trung Quốc.
- 01 Bằng khen của Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC)
- Cùng nhiều giấy khen của Trường đại học Hải Phòng